Cẩm nang
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ KHI THIẾT KẾ PHÒNG TẮM
5207 | 12/06/2023

Phòng tắm không chỉ là không gian sinh hoạt riêng tư của gia đình dành cho việc vệ sinh tắm rửa, đây còn là nơi giúp mọi người thư giãn sau ngày dài làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi. Hiện nay có rất nhiều phong cách thiết kế độc đáo, sáng tạo được nhiều người áp dụng trong thiết kế phòng tắm nhưng vẫn có những điều mà bạn cần phải lưu ý khi thiết kế phòng tắm nhà mình.

Ngày nay phòng tắm cũng là hạng mục được chủ nhà chú trọng đầu tư thiết kế nội thất. Thế nhưng, để sở hữu một phòng tắm đẹp với không gian tiện nghi, hợp phong thủy mang lại nhiều niềm vui và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì việc hoàn thiện phòng tắm cũng cần có những quy tắc nhất định. Trải qua quá trình tiếp xúc, tư vấn khách hàng, thi công nội thất nói riêng cho nhiều khách hàng, Alpha Home hiểu được những thắc mắc, nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà tắm

Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những điều cần lưu ý cả về thiết kế, xây dựng, và phong thuỷ phòng tắm để bạn tham khảo và áp dụng.

Việc thiết kế nội thất phòng tắm thực sụ không phải là điều đơn giản vì một số đồ đạc phải gắn chặt vào tường, sàn và thường xuyên phải tiếp xúc với nước, độ ẩm cao. Đối với các căn phòng khác như phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách,… Thay đổi vị trí của đồ nội thất là khá đơn giản và dễ dàng vì chúng không bị gắn, kết,dính với mặt sàn, mặt tường nhiều. Nhưng đối với phòng tắm hầu như các đồ đạc nội thất đều được gắn chặt nên rất khó sửa chữa, thay đổi.

Việc thay đổi vị trí của đồ nội thất là khá đơn giản và dễ dàng vì chúng không bị gắn kết dính với mặt sàn, mặt tường nhiều. Nhưng đối với phòng tắm, hầu như các đồ đạc nội thất đều được gắn chặt nên rất khó sửa chữa, thay đổi 

1. VỊ TRÍ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG PHÒNG TẮM

Nên chọn khu vực thuận tiện đi lại, thoáng khí để đặt nhà vệ sinh. Ví dụ nếu 1 tầng có 2 hoặc 3 phòng ngủ thì nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí tâm điểm tiện lợi cho tất cả các phòng.

Trường hợp nhà không được vuông vắn thì nhà vệ sinh thường đặt ở những góc thừa, vừa hợp phong thủy lại làm cho các không gian khác được vuông vức hơn.

Đối với nhà ống nhiều tầng hệ thống nhà vệ sinh sẽ được lắp theo trục đứng để lắp được điện nước hợp lý. Nhà vệ sinh cũng nên bố trí ở cuối cùng căn nhà để tránh đối diện cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng bếp.

Không nên xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh cùng hướng với phòng bếp hoặc sát cạnh phòng bếp gây bất tiện và cảm giác mất vệ sinh.

Hạn chế xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh dưới cầu thang. Đây là kiểu thiết kế phổ biến ở những ngôi nhà có diện tích eo hẹp. Bởi khi sử dụng sẽ bí bách, khó chịu. 

2. BỐ CỤC VÀ DIỆN TÍCH PHẢI PHÙ HỢP VỚI TỔNG THỂ NGÔI NHÀ

Một không gian đẹp không chỉ đơn giản là bày biện nhiều đồ nội thất sang trọng, bạn còn cần chú ý đến tổng thể của bố cục và diện tích căn phòng.

Đối với phòng tắm cũng vậy. Diện tích phòng tắm không nên thiết kế quá rộng vì nhu cầu sử dụng phòng tắm không nhiều.

Khi thiết kế nội thất nói chung và thiết kế nội thất nói riêng, các kiến trúc sư luôn nghiên cứu kỹ 2 yếu tố là diện tích và mặt bằng để phân bổ bố cục sao cho hợp lý nhất, đảm bảo các công trình phụ sẽ không lấn át diện tích sử dụng các khu vực chính. Việc đảm bảo sự cân bằng này giúp tổng thể không gian sống của bạn trở nên khoa học và hoàn thiện hơn rất nhiều. 

Do đó bạn hãy lên ý tưởng và tìm hiểu rõ nhu cầu sử dụng của gia đình trước khi đưa ra bản thiết kế. Một căn phòng tắm với diện tích vừa phải, bạn sẽ dễ dàng bố trí các vật dụng và tiện dụng cho đời sống sinh hoạt 

3. LỰA CHỌN PHONG CÁCH THIẾT KẾ

Dù phong cách của bạn theo xu hướng thiết kế nhà tắm đơn giản, hiện đại, thanh lịch hay “sang chảnh” như phòng tắm khách sạn cao cấp thì một lưu ý trong thiết kế phòng tắm là bạn nên dựa vào diện tích không gian căn phòng để lựa chọn phong cách thiết kế.

4. LỰA CHỌN VẬT LIỆU ĐỘ BỀN CAO, CHỊU NƯỚC, CHỐNG TRƠN TRƯỢT

Nhiều nghiên cứu và những con số thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ gặp tai nạn đáng tiếc trong phòng tắm là khá cao. Nguyên nhân phần lớn đến từ sự trơn trượt hoặc thiết kế không gian quá chật hẹp, không khoa học. 

Tai nạn trong phòng tắm rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ, người già, người suy giảm vận động.

Đặc trưng của nhà tắm là ẩm ướt, sàn nhà và tường nhà luôn trong tình trạng tiếp xúc nhiều với nước. Để đảm nảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, khi thiết kế bạn nên có sự cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp.

Để khắc phục tình trạng này, các kiến trúc sư luôn khuyên gia chủ nên sử dụng các loại gạch, đá lót sàn chất lượng tốt, có đặc tính chịu nước, nhanh khô, độ nhám và chống trượt cao, dễ dàng vệ sinh.

Hiện nay thị trường có nhiều loại vật liệu nội thất và trang trí phòng tắm giúp bạn thoải mái lựa chọn như: Chất liệu kính cường lực, đá, gỗ, gạch…

Tuy nhiên bạn nên hạn chế đồ nội thất gỗ trong phòng tắm, tránh việc xuống cấp quá nhanh của đồ dùng, hoặc nếu dùng vật liệu gỗ thì nên có những biện pháp chống â

Các ổ cắm trong phòng cũng nên được bao bọc bởi tấm nhựa cách điện và đặt ở những vị trí xa vòi nước, nhằm tránh hiện tượng chập điện, cháy nổ xảy ra.

Theo xu hướng hiện nay, phòng vệ sinh hay được thiết kế gộp cùng khu vực tắm và lavabo để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi cho sinh hoạt.

Bạn có thể dùng vật liệu kính chịu lực làm vách ngăn, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.

Ảnh: st

Nhận mẫu thiết kế và báo giá

0797 843 843

Contact Me on Zalo